ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh Tư vấn Môi trường Kinh doanh Việt Nam trở thành trung tâm mới của ngành sản xuất vật liệu cao cấp

Việt Nam trở thành trung tâm mới của ngành sản xuất vật liệu cao cấp


    [5 min read] Với nền tảng vững chắc về khai thác và sản xuất nguyên liệu thô, Việt Nam đang không ngừng nâng cao chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất và phát triển các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp ứng dụng, bao gồm vật liệu xây dựng cao cấp mới, vật liệu […]

Việt Nam trở thành trung tâm mới của ngành sản xuất vật liệu cao cấp

[5 min read]

Với nền tảng vững chắc về khai thác và sản xuất nguyên liệu thô, Việt Nam đang không ngừng nâng cao chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất và phát triển các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp ứng dụng, bao gồm vật liệu xây dựng cao cấp mới, vật liệu điện tử cao cấp, vật liệu cáp điện cao cấp đặc biệt, vật liệu dệt cao cấp mới, vật liệu nhựa da đóng gói cao cấp, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, vật liệu y sinh cao cấp, vật liệu giao thông và vận chuyển cao cấp, …

Ngành vật liệu cao cấp sở hữu tiềm năng phát triển thành một thị trường khổng lồ và tạo ra giá trị thặng dư cao với nhu cầu gia tăng từ các ngành công nghiệp như: điện tử, y tế, vận tải,… Đây là những loại vật liệu mới với rất nhiều ưu điểm: thân thiện với môi trường nhưng vẫn giữ được tính năng tốt (nhẹ, bền, có thể tái sử dụng và phân hủy sinh học). Ứng dụng của các loại vật liệu này có thể tạo ra dây chuyền liên kết giữa các ngành khác nhau (dụng cụ y tế, dệt may, xây dựng,…).

a. Là nước chuyên về xuất khẩu nguyên liệu thô, Việt Nam sở hữu nền tảng vững chắc để phát triển ngành công nghiệp vật liệu cao cấp. Đặc biệt, công nghệ vật liệu mới hiện là một trong 4 lĩnh vực trọng tâm được Nhà nước ưu tiên phát triển với nhiều chính sách ưu đãi. Một số chính sách ưu đãi có thể kể đến là sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào dây chuyền sản xuất cũng như khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, …

b. Theo Nielsen Business Barometer, ước tính dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt 44 triệu người vào năm 2020 và 95 triệu người vào năm 2030. Sự gia tăng về số người thuộc tầng lớp trung lưu, thu nhập khả dụng cũng như sức tiêu thụ hàng hóa là những động lực chính thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng.

c. Sự gia nhập của các nhà sản xuất nước ngoài quy mô lớn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vật liệu cao cấp tại Việt Nam. Chẳng hạn, Công ty Dow Advanced Materials (Mỹ) đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2010 (nhà máy đặt tại Đồng Nai) để sản xuất acrylic polymer và styren-acrylic polymer, những chất chủ yếu được sử dụng trong sơn, sơn phủ bề mặt, xây dựng, đóng gói, mặt hàng chăm sóc cá nhân và nhà cửa.

Công ty Magma Ceramic & Catalysts (Anh) sản xuất các sản phẩm gốm chịu nhiệt được sử dụng trong ngành công nghiệp thủy tinh, hợp kim và thép.

Công ty này gia nhập Việt Nam để hoạt động như một nền tảng cho sự tăng trưởng trong thị trường Đông Nam Á và tận dụng một cách chiến lược lợi thế của ngành công nghiệp hóa dầu đang phát triển của Việt Nam.
Trong khi đó, Công ty Dupont (Mỹ) với nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), đang sản xuất nguyên liệu gốm thô chất lượng cao cho các nhà sản xuất trong các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giày dép, dụng cụ nấu ăn, ô tô, xây dựng… Một công ty nổi tiếng khác của Nhật là Showa Denko (nhà máy tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, Duy Tiên, Hà Nam) có thị trường lớn tại Việt Nam với mảng sản xuất kim loại didymium và dysprosium thông qua quá trình tách/tinh chế và quá trình điện phân.

Đây được xem là đòn bẩy cho ngành sản xuất kim loại cũng như kim loại oxit. So với các quốc gia ASEAN khác, Việt Nam có tiềm năng phát triển với nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, giá nhân công cạnh tranh, hạ tầng giao thông không ngừng được cải thiện và vị trí đắc địa với nhiều cảng biển thuận lợi cho giao thương.

d. Với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do, biến Việt Nam thành “trung tâm được miễn giảm thuế” tới hàng loạt thị trường như EU, ASEAN, Liên minh kinh tế Á – Âu (gồm Nga và một số nước), CTPPP với hàng loạt thị trường quan trọng như Nhật, Hàn Quốc, Canada…

Việt Nam có thêm cơ hội thành công xưởng thế giới quy mô lớn hơn nữa, bước sang giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể tận dụng được các lợi thế này trong lâu dài nếu doanh nghiệp Việt tập trung vào phát triển bền vững.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh Tư vấn Môi trường Kinh doanh Việt Nam trở thành trung tâm mới của ngành sản xuất vật liệu cao cấp