ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh Tư vấn Môi trường Kinh doanh Lực đẩy cho ngành dệt may Việt Nam

Lực đẩy cho ngành dệt may Việt Nam


    [5 min read] Bài viết dưới đây sẽ thảo luận những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng từ ngành dệt may đối với các doanh nghiệp trong nước vẫn ở mức vừa phải dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, bên cạnh những lợi thế trong tương lai […]

Lực đẩy cho ngành dệt may Việt Nam

[5 min read]

Bài viết dưới đây sẽ thảo luận những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng từ ngành dệt may đối với các doanh nghiệp trong nước vẫn ở mức vừa phải dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, bên cạnh những lợi thế trong tương lai khi đầu tư vào ngành dệt nhuộm đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bất cập trong quá khứ

Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu thuộc hàng lớn thứ hai của Việt Nam nhưng các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam lại không giữ lại nhiều lợi ích đối với mặt hàng này. Điều này đến từ những bất cập trong quá trình phát triển. Ngành dệt may phát triển cấu thành dựa trên kiềng ba chân là sản xuất sợi (xơ, sợi, chỉ); sản xuất vải ( xưởng dệt vải, hoàn thiện và nhuộm…) và sản xuất hàng may mặc ( xưởng dệt kim, may, cắt…).

Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 1998 nhờ vào hàng loạt sự kiện mở rộng quan hệ, hợp tác giao thương với các quốc gia và vùng lãnh thổ tuy nhiên ngành dệt may ở Việt Nam lại phát triển không đồng đều khi mở rộng hai chân sản xuất sợi và may mặc, trong khi khâu sản xuất vải thì yếu hơn hẳn.

Xét về phương thức sản xuất, trong ngành dệt may thế giới được chia ra 4 phương thức sản xuất và phân loại chúng từ cao tới thấp chi tiết như sau: CMT, OEM/FOB, ODM và OBM.

1. CMT – Cut, Make, Trim
2. OEM/FOB – Original Equipment Manufacturing/Free On Board
3. ODM – Original Design Manufacturing
4. OBM – Original Brand Manufacturing

Trường hợp của ngành dệt may Việt Nam, chủ yếu theo phương thức CMT (Cut, Make, Trim – 65%) và FOB (Free On Board – 30%), thiếu khả năng cung cấp trọn gói nên giá trị giá trị gia tăng còn thấp. Do đó, thặng dư có được của các doanh nghiệp nội địa trong ngành này rất thấp, chủ yếu nhờ vào lợi thế lao động giá rẻ, tay nghề cao của Việt Nam.

Lợi thế trong tương lai

Tháng 1/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực kéo theo nhiều loại thuế miễn giảm với những mặt hàng Việt Nam có lợi thế trong đó có dệt may. Nhưng thực tế thì năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chỉ đạt 30 tỷ USD, vẫn thấp hơn một tỷ so với mục tiêu trước đó. Tháng 12/2/2020, Nghị viên Châu Âu chính thức thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) với những điều khoản đãi về thuế sẽ được áp dụng 3 năm kể từ ngày ký. Ngành dệt may cũng nằm trong số đó nhưng thực tiễn ứng dụng không dễ dàng. Nguyên nhân do CPTPP quy định quy tắc xuất xử của mặt hàng dệt may phải từ sợi trở đi Trong khi số doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện được chuỗi cung ứng từ sợi trở đi như Thành Công, TCT Phong Phú, Hanosimex…không nhiều. Tương tự EVFTA cũng quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa phải thuộc các quốc gia nằm trong hiệp định.

Tuy vậy, khó khăn này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành dệt nhuộm tại Việt Nam.

Thứ nhất là tận dụng lợi thế CPTPP mà chúng tôi vừa phân tích ở trên trong bối cảnh doanh nghiệp nội địa còn thiếu và yếu trong khâu sản xuất vải. Thứ hai, lợi thế cốt lõi của ngành là giá nhân công cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Tham khảo mức lương tối thiểu vùng TẠI ĐÂY. Cuối cùng, đó là lợi thế của ngành dệt may Việt Nam nói chung khi đã phát triển mạnh hai mảng sản xuất sợi và may mặc trong hơn 20 năm qua, đồng nghĩa với việc khi các dự án dệt nhuộm đi vào hoạt động, chuỗi cung ứng về may mặc được hoàn thiện.

Xét về yếu tố vùng miền, Bộ Công Thương đã soạn thảo kế hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam 2020 và triển vọng 2030 thúc đẩy ngành Dệt May di chuyển vào miền Nam thay vì đặt ở miền Bắc như trước đây. Thị trường miền Nam với lợi thế về đa dạng nguồn lao động có tay nghề cùng sức mua tốt cũng là một yếu tố tích cực trong tương lai.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty TNHH may mặc Dony, cho rằng các doanh nghiệp như ông đang hưởng lợi từ Covid-19 khi chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đang bị tạm ngừng. Các khách hàng trước đây công ty không thể cạnh tranh về giá với nhà sản xuất Trung Quốc đang quay lại với Dony.

Ngoài ra việc Việt Nam chống dịch tốt cùng với hàng triệu khẩu trang xuất khẩu hỗ trợ các nước trong thời gian qua đang chứng minh sự an toàn cũng như tay nghề của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh Tư vấn Môi trường Kinh doanh Lực đẩy cho ngành dệt may Việt Nam