[5 min read]
Bài viết này cung cấp cho các nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về hệ thống chính trị của Việt Nam và hiểu biết chung về những cơ quan chức năng mà nhà đầu tư cần làm việc khi thành lập công ty tại Việt Nam.
Bất chấp tác động của COVID-19, Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Triển vọng tích cực xung quanh Việt Nam phần lớn là nhờ các biện pháp phản ứng kịp thời và chủ động đối với COVID-19, do Chính phủ lãnh đạo và huy động sự phối hợp tham gia của tất cả các tầng lớp xã hội. Các số liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Viện Hòa bình Toàn cầu và Tạp chí Tài chính Toàn cầu đã chỉ ra rằng sự ổn định chính trị của Việt Nam xếp thứ hai trong số các nước đồng cấp trong khu vực.
Cụ thể, hệ thống chính trị tại Việt Nam chia làm 4 tầng gồm những cấp quản lý sau:
– Bộ máy trung tâm được quản lý bởi Thủ tướng, gồm các bộ như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ….
– Chính quyền địa phương: là các cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý của UBND các tỉnh, như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, …
– Chính quyền cấp quận/huyện
– Chính quyền cấp phường xã
Như vậy, một doanh nghiệp muốn vào Việt Nam để đầu tư, kinh doanh thì cần làm việc với một số bộ ban ngành có liên quan sau:
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê. Trong đó, quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP); tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án BOT, BTO, BT.
– Bộ Xây dựng: Lập kế hoạch và quản lý xây dựng và cơ sở hạ tầng. Thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến thống nhất bằng văn bản để UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch xây dựng cụ thể theo quy định của pháp luật.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quản lý tài nguyên đất và nước.
Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Chẳng hạn, nếu một công ty xin triển khai đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PP quy mô công suất 250.000 tấn/năm từ nguyên liệu chính là khí propane hoá lỏng (nhập khẩu), với vốn đầu tư khoảng trên 8.000 tỷ đồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó, công ty phải liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để được xem xét sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch. Trường hợp dự án phù hợp với các loại quy hoạch, trong đó có Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011, thì thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư. Văn bản quyết định chủ trương đầu tư được gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư; UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh làm việc với UBND để cấp giấy phép cho thuê đất, Giấy cho phép sử dụng đất và Đánh giá tác động môi trường. Sở tài chính tỉnh phê duyệt giá đất. Sở Xây dựng địa phương làm việc với UBND để cấp giấy phép quy hoạch và xây dựng. Ban quản lý Khu công nghiệp sẽ tiếp nhận và xử lý đối với các hồ sơ của doanh nghiệp có trụ sở đặt trong khu công nghiệp mà mình quản lý. Chủ đầu tư nộp hồ sơ chuẩn bị trước đó tại phòng tiếp nhận và trả kết quả, hình thức một cửa, tại ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất.
Ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất sẽ kiểm tra, lấy ý kiến những cơ quan liên quan nếu cần thiết. Nếu trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, thẩm định thành công thì ban quản lý tiến hành cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đó. Ngoài ra, các hạng mục trong các khu công nghiệp còn có sự giám sát, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường, UBND quận, huyện, … Là nhà đầu tư có quy mô và uy tín tại Việt Nam nhiều năm qua, BW có hiểu biết và quan hệ chặt chẽ với các cấp bộ ngành tại Việt Nam.
Do đó, chúng tôi có nền tảng vững chắc giúp các nhà đầu tư, kinh doanh vào Việt Nam thực hiện chính xác và nhanh gọn các thủ tục pháp lý, cũng như xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương.