ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 5 lý do Việt Nam là điểm đến thu hút sản xuất hơn Thái Lan

5 lý do Việt Nam là điểm đến thu hút sản xuất hơn Thái Lan


    [6 min read] Căng thẳng thương mại khiến làn sóng Trung Quốc + 1 đang nóng lên từng ngày. Trong bối cảnh đó, Thái Lan và Việt Nam đang là hai điểm sáng thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp quốc tế. Việt Nam đang nổi lên với nhiều lợi thế vượt trội […]

5 lý do Việt Nam là điểm đến thu hút sản xuất hơn Thái Lan

[6 min read]

Căng thẳng thương mại khiến làn sóng Trung Quốc + 1 đang nóng lên từng ngày. Trong bối cảnh đó, Thái Lan và Việt Nam đang là hai điểm sáng thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp quốc tế. Việt Nam đang nổi lên với nhiều lợi thế vượt trội hơn. Dưới đây là 5 lý do thể hiện điều đó.

1. Dân số

Theo Worldbank, Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam trung bình ước tính đạt khoảng 97,58 triệu người trong năm 2020 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu người vào năm 2050.

Hiện nay, 70% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 35, tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong Đông Nam Á. Chỉ số Vốn con người (HCI) của Việt Nam xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ hai ở ASEAN, chỉ sau Singapore 1.

Về Thái Lan, đất nước này có dân số xấp xỉ 70 triệu người. Theo dữ liệu được Liên Hợp Quốc (UN) công bố vào năm ngoái, mức sinh tại Thái Lan đã giảm xuống tương đương với Thuỵ Sỹ và Phần Lan – hai nước phát triển gần như không có điểm chung nào khác với Thái Lan. UN dự báo tới năm 2030, hơn 1/4 dân số Thái Lan sẽ là những người trên 60 tuổi. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lực lượng lao động giảm sẽ kéo tụt tăng trưởng kinh tế của nước này trong hai thập kỷ tới2.

2. Lợi thế từ các hiệp định thương mại

Việt Nam đang dần mở rộng lợi thế cạnh tranh của mình khi kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do hơn so với Thái Lan nói riêng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung.

Đáng chú ý, sau một năm có hiệu lực, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Bộ Công thương đánh giá đã tạo ra các tác động tích cực cho Việt Nam. Tính riêng 10 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các thành viên đã thực thi CPTPP đạt tăng trưởng dương.

Một số thị trường mới trong CPTPP có mức tăng tốt ngay sau khi hiệp định có hiệu lực là Canada và Mexico. Specifically, in the first 10 months of 2019, exports to Canada increased by 28.6% while exports to Mexico increased by 29%.

Cụ thể, trong 10 tháng năm 2019, xuất khẩu sang Canada tăng 28,6% và xuất khẩu sang Mexico tăng 29%. Nhật Bản tuy không phải là một thị trường mới có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, nhưng nhờ tác động của CPTPP, một số mặt hàng được hưởng lợi thế về thuế, xuất khẩu cũng tăng 8,9% trong 10 tháng năm 2019.

Ngoài ra, việc trở quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU – EVFTA) đã làm tăng đáng kể lợi thế của Việt Nam so với Thái Lan.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA được dự đoán giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với khi chưa thực hiện Hiệp định.

Trong khi đó, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới về quy mô thị trường với tổng giá trị GDP khoảng 10.567 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường rộng lớn trải rộng trên nhiều châu lục.

3. Sức tiêu thụ nội địa tăng trưởng mạnh mẽ

Trong bối cảnh điều kiện kinh tế đất nước liên tục được cải thiện, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp ba lần từ hơn 600 USD/người/năm vào năm 2005 lên gần 2.800 USD/người/năm vào năm 20193. Thu nhập tăng giúp người tiêu dùng có thêm sức mua đáng kể. Theo báo cáo của WorldBank, tầng lớp trung lưu đang hình thành ở Việt Nam hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ tăng lên đến 26% vào năm 2026. Việt Nam xếp trong nhóm năm quốc gia bên cạnh Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Phillippines có tốc độ gia tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu cao trong khu vực. Tầng lớp trung lưu được hiểu theo khái niệm của World Bank là nhóm người có mức sống trên 15 USD/ngày.

Cũng theo Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (NCIF), với tốc độ gia tăng nhanh chóng và quy mô ngày càng được mở rộng, mức chi tiêu của tầng lớp trung lưu sẽ kéo theo sự gia tăng trong tổng mức chi tiêu toàn xã hội, và kết quả là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế4.

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong 6 nền kinh tế Đông Nam Á đạt tăng trưởng dương trong năm 2020. Mới đây, S&P Global dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 10,9% trong 2021, mạnh hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sau khi đạt tăng trưởng dương 2,91% trong 2020.

Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN khác có vẻ ảm đạm. GDP của Thái Lan dự kiến sẽ giảm 6%, Singapore giảm 5,7%, Malaysia giảm 3,9%, Philippines giảm 3,5% và Indonesia giảm 1%. Trong khi đó, Bloomberg nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất ASEAN với mức tăng GDP 8,1% còn Thái Lan xếp cuối với 4%5.

4. Ổn định chính trị

Kể từ cuộc đảo chính năm 1932 biến Vương quốc Xiêm La (Siam) thành nước quân chủ lập hiến, Thái Lan liên tục bị cuốn vào vòng xoáy những cuộc khủng hoảng chính trị. Tình trạng bất ổn xã hội ở Thái Lan do sự chia rẽ trong nhiều thập kỷ đã trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch Covid-19, các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn chính trị cũng là những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, trong đó bao gồm chi tiêu cho đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân.

Ngược lại, một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn với các nhà sản xuất chính là sự ổn định chính trị. Thành công trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được tạo nên thông qua hệ thống quản lý tài chính hiệu quả trong các lĩnh vực như thuế, kế toán và quản lý ngoại hối. Thành công trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được tạo nên thông qua hệ thống quản lý tài chính hiệu quả trong các lĩnh vực như thuế, kế toán và quản lý ngoại hối.
Năm 2019, Tạp chí Global Finance (tài chính toàn cầu) đã công bố bảng xếp hạng các quốc gia an toàn và nguy hiểm nhất thế giới (số liệu được tổng hợp từ Diễn đàn kinh tế thế giới và Viện hòa bình toàn cầu). Trong danh sách này, Việt Nam xếp thứ hạng thứ 83/128 quốc gia với chỉ số an toàn đạt 11,15, xếp trên cả Thái Lan với 12,27 điểm. Điều này khá dễ hiểu khi Việt Nam có nền chính trị ổn định, hiếm khi xảy ra bạo động, tranh chấp lãnh thổ và chỉ số an ninh con người đang ngày càng được cải thiện. Trong khi đó Thái Lan dù có chỉ số an ninh con người cao nhưng hay xảy ra thiên tai lũ lụt và bạo động chính trị6.

5. Vị trí địa lý

Việt Nam có vị trị địa lý tự nhiên thuận lợi với khả năng tiếp cận các tuyến đường biển thương mại quan trọng trên thế giới, từ đó mang đến cho đất nước những cơ hội lớn để phát triển giao thông hàng hải, đặc biệt cho các dịch vụ hậu cần.

Việt Nam nằm ngay cạnh biển Đông – một “cầu nối” thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới. Trong 39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới thì có 29 tuyến đi qua địa phận biển Đông. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới thì khu vực biển Đông có 1 tuyến đi qua Việt Nam và 5 tuyến có liên quan. Trung bình mỗi ngày có 250-300 lượt tàu biển vận chuyển qua biển Đông.

Trong đó, có hơn 50% tàu có trọng tải trên 5.000DWT, khoảng 15-20% tàu có trọng tải từ 30.000DWT trở lên, chiếm ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới. Ngoài ra, là quốc gia nằm sát Trung Quốc, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu cho chính sách Trung Quốc +1 tại Đông Nam Á cho những công ty đặt nhà máy tại Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp đang dịch chuyển dây chuyền sản xuất đến các quốc gia nằm gần Trung Quốc khi mà chi phí hoạt động tại thị trường này đang không ngừng tăng cao7.

Đối với Thái Lan, quãng đường di chuyển ngắn nhất giữa các thành phố quan trọng của Trung Quốc và Thái Lan là 1.687 km (Pak Kret → Quảng Đông). Trong khi Việt Nam là quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc và đặc biệt gần với trung tâm sản xuất Quảng Đông (cách 722 km). Đường bờ biển dài hơn giúp Việt Nam trở thành quốc gia tiềm năng cho chính sách Trung Quốc +1 cũng như cho bất kỳ doanh nghiệp nào cần tìm nguồn hàng từ Trung Quốc.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 5 lý do Việt Nam là điểm đến thu hút sản xuất hơn Thái Lan