ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 5 lý do giúp đồng nai là địa phương có tiềm năng phát triển khu công nghiệp cao nhất tại miền nam việt nam

5 lý do giúp đồng nai là địa phương có tiềm năng phát triển khu công nghiệp cao nhất tại miền nam việt nam


    [5 min read] Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết tháng 10/2020, trên địa bàn cả nước đã có 369 khu công nghiệp (KCN) được thành lập (gồm cả các khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế) tại 61/63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích gần 114 […]

5 lý do giúp đồng nai là địa phương có tiềm năng phát triển khu công nghiệp cao nhất tại miền nam việt nam

[5 min read]

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết tháng 10/2020, trên địa bàn cả nước đã có 369 khu công nghiệp (KCN) được thành lập (gồm cả các khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế) tại 61/63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích gần 114 nghìn ha. Các KCN, khu chế xuất (KCX) phân bố tập trung tại 3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung và miền Bắc. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – trung tâm sản xuất công nghiệp của Việt Nam, bao gồm 8 tỉnh, thành. Trong đó, phát triển năng động nhất là TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai.

Đồng Nai là tỉnh phát triển các khu công nghiệp từ rất sớm, kéo dài và tương đối bền vững. Nơi đây cũng được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, năm 2020, tỉnh này có gần 160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp mới và tăng vốn với số vốn gần 986 triệu USD. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, trung bình mỗi năm thu hút FDI của tỉnh đạt trên 1 tỷ USD .

Những lợi thế cốt lõi tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ của Đồng Nai gồm có:

1. Vị trí “Bản lề chiến lược” giữa 4 vùng kinh tế trọng điểm và mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đa trục. Theo đó, Đồng Nai nối liền Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, toàn bộ đồng bằng Sông Cửu Long và là cửa ngõ trọng yếu phía đông của TP.HCM – đầu tàu kinh tế lớn nhất Việt Nam.

2. Về hạ tầng giao thông, tỉnh Đồng Nai sở hữu hệ thống hạ tầng cơ sở toàn diện, từ mạng lưới giao thông quốc gia đến hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên huyện. Đồng Nai là số ít các địa phương hội tụ đủ yếu tố “4 đường” (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không).

Các công trình hạ tầng hiện hữu, những “mạch máu” kinh tế chính của địa phương, gồm có quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; vị trí địa lý gần Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, cụm cảng Sài Gòn – Cát Lái Về đường sắt, tỉnh Đồng Nai hiện chiếm hơn 5% tổng chiều dài đường sắt Việt Nam, với 8 nhà ga đường sắt để vận tải hàng hóa và con người. Đặc biệt, theo dự kiến, dự án sân bay quốc tế Long Thành với năng suất phục vụ 100 triệu khách/năm, luân chuyển hàng hóa hơn 5 triệu tấn/năm. Điều này sẽ khiến Đồng Nai trở thành trung tâm logistics, công nghiệp và dịch vụ hàng đầu Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

3. Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, thổ nhưỡng Đồng Nai cũng được đánh giá thuộc diện tốt nhất khu vực Nam Bộ, với nền đất cứng, độ thẩm thấu thấp, có độ dốc nhỏ (từ 8 độ đến 15 độ). Bên cạnh đó, khí hậu Đồng Nai hiếm khi xảy ra bão, lũ, nền đất cao, cứng. Khu vực này lại là trung tâm giao thông vùng nên giảm được nhiều chi phí vận chuyển hàng hóa ra cảng, các tỉnh, thành khác.

4. Về quỹ đất, Đồng Nai hiện có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ khi sở hữu quỹ đất lớn, sạch về pháp lý.

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, 35 KCN đang nằm trong quy hoạch với tổng diện tích hơn 12.000 ha. Trong đó, 32 khu đã đầu tư hoàn thiện toàn bộ và đi vào vận hành, tỉ lệ lấp đầy bình quân là 80%.

Các vùng công nghiệp chính được chia làm 4 vùng: vùng công nghiệp trung tâm gồm TP Biên Hòa – Vĩnh Cửu – Trảng Bom – Long Thành; vùng công nghiệp tập trung Nhơn Trạch – Gò Dầu; vùng công nghiệp phía Đông tại thị xã Long Khanh; vùng công nghiệp phía Bắc tại Tân Phú – Định Quán.

Đồng Nai là nơi có công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước. Đầu tư tại đây sẽ rất thuận lợi trong việc liên kết cung cấp sản phẩm đầu vào cho nhau và xuất khẩu.

5. Từ nhiều năm qua, Đồng Nai luôn nằm trong số các địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất cả nước. Lợi thế này có yếu tố lịch sử khi Đồng Nai là địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp từ 20 năm về trước với những khu công nghiệp trọng điểm như Amata, KCN Biên Hòa, KCN Nhơn Trạch. Đến nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 43 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Đồng Nai, với tổng vốn đăng ký gần 30,8 tỷ USD. Nguồn vốn lớn tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đều đến Đồng Nai đặt nhà máy sản xuất như Hyosung, Bosch, Amata, Fujitsu, Chang Shin, CP, Kenda, Maggitt…

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 80%. Dự đoán đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ đạt 100%.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 5 lý do giúp đồng nai là địa phương có tiềm năng phát triển khu công nghiệp cao nhất tại miền nam việt nam