ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh Cấp phép Thành lập Doanh nghiệp 5 bước quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh ở Việt Nam

5 bước quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh ở Việt Nam


    [4 min read] Sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định chính trị cũng như ưu thế địa lý và con người sẽ giúp Việt Nam trong khoảng một thập kỷ tới đây luôn là đối tác và thị trường quan trọng tại khu vực Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực […]

5 bước quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh ở Việt Nam

[4 min read]

Sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định chính trị cũng như ưu thế địa lý và con người sẽ giúp Việt Nam trong khoảng một thập kỷ tới đây luôn là đối tác và thị trường quan trọng tại khu vực Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế và khu công nghiệp trọng điểm, qua đó nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam đang nỗ lực đơn giản hóa các thủ tục hành chính điển hình như thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh để tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Năm 2019, Việt Nam có 3,883 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 16,7 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ước đạt 38 tỷ USD tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy được nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng được chú trọng và gia tăng.

Trước đây, Luật Đầu Tư năm 2005 của Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được xem là một. Luật Đầu Tư sửa đổi năm 2014 đã hủy bỏ điều này và tách làm hai nội dung riêng biệt. Như vậy nhà đầu tư nước ngoài muốn đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC).

Nếu doanh nghiệp đầu tư theo hình thức đầu tư góp vốn mua cổ phần, phần góp vào các tổ chức kinh tế khác thì không cần ERC nhưng phải tuân theo các quy định của Luật Đầu tư Việt Nam 2014. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thành lập công ty mới, thì phải tiến hành đăng ký cả IRC và ERC.

Khi đăng ký IRC, nhà đầu tư cần lưu ý: Theo quy định hiện hành của Bộ Luật Đầu tư năm 2014, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) là văn bản, bản điện tử trên đó ghi nhận đầy đủ các thông tin về đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Thời gian hoàn thành 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ từ nhà đầu tư. Lưu ý rằng đơn đăng ký đầu tiên phải được đăng ký trực tuyến trên trang web dautunuocngoai.gov.vn. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (IRC), nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (ERC) để thành lập doanh nghiệp cho dự án đầu tư của mình.

Theo quy định hiện hành, các dự án đầu tư trong khu công nghiệp cần nộp hồ sơ IRC cho ban quản lý khu công nghiệp đó và hồ sơ ERC cho Phòng kế hoạch và đầu tư địa phương. Trong nhiều trường hợp, BW sẵn sàng hỗ trợ khách hàng của mình dịch và công chứng các tài liệu trước khi nộp cho cơ quan chức năng. Dưới đây là quy trình, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tiêu chuẩn mà BW hỗ trợ cho khách hàng của mình:

Để tìm hiểu thêm về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cho các nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam và nhận hỗ trợ miễn phí từ BW, vui lòng liên hệ với đường dây nóng của chúng tôi: (+84) 28 710 29 000 hoặc vui lòng gửi email đến: enquiry@bwidjsc.com.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh Cấp phép Thành lập Doanh nghiệp 5 bước quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh ở Việt Nam