ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 3 lý do Việt Nam trở thành điểm đến cho ngành công nghiệp ô tô

3 lý do Việt Nam trở thành điểm đến cho ngành công nghiệp ô tô


    [4 min read] Tỷ lệ người dân sỡ hữu ô tô thấp nhất khu vực Đông Nam Á, hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại đã và sắp có hiệu lực, chiến tranh thương mại và đại dịch Covid -19 đang mở ra cơ hội cực kỳ hấp dẫn cho ngành sản xuất […]

3 lý do Việt Nam trở thành điểm đến cho ngành công nghiệp ô tô

[4 min read]

Tỷ lệ người dân sỡ hữu ô tô thấp nhất khu vực Đông Nam Á, hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại đã và sắp có hiệu lực, chiến tranh thương mại và đại dịch Covid -19 đang mở ra cơ hội cực kỳ hấp dẫn cho ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam.

Cơ hội từ thị trường trong nước và xuất khẩu

Theo báo cáo của Seasia vào tháng 10 năm 2019, Việt Nam đang nổi lên là thị trường ô tô có tiềm năng tăng trưởng cao trên thế giới bởi tỷ lệ sở hữu ô tô chỉ đạt 23 xe trên 1.000 dân so với 204 xe tại Thái Lan, ít nhất 400 xe tại một số nước phát triển và 790 xe ở Mỹ.

Theo Điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số Việt Nam đạt khoảng 97 triệu người, trở thành quốc gia đông dân thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và là quốc gia đông dân thứ mười lăm trên thế giới. Đáng chú ý, số lượng công dân thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam dự kiến sẽ đạt 44 triệu người vào năm 2020 và 95 triệu người vào năm 2030. Ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư ô tô Việt Nam, cho rằng thị trường ô tô ở Việt Nam rõ ràng còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Cơ hội từ các hiệp định thương mại

Mới đây, ngành ô tô Việt Nam còn đón thêm tin vui khi Hiệp định Thương mại tư do Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) được Nghị viện Châu Âu phê duyệt ngày 12/2/2020, dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 năm nay khi Quốc hội Việt Nam thông qua.

Hiệp định này không chỉ giúp giá xe nhập khẩu từ Châu Âu giảm mà còn mở ra cánh cửa cho các nhà sản xuất, lắp ráp xe ở Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Cụ thể Những chiếc ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam cũng sẽ hưởng thuế xuất khẩu bằng 0% nếu đạt được tỷ lệ nội địa hóa theo quy định. Với ASEAN, một số doanh nghiệp trong nước đã tận dụng thành công lợi thế là thành viên Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á để xuất khẩu xe sang các nước trong khu vực.

Và lần này, nhiều doanh nghiệp cũng kỳ vọng sẽ làm được EVFTA như đã làm với ATIGA. Theo số liệu của Hiệp hội ô tô Đông Nam Á (AFF), trong năm 2019 khu vực này tiêu thụ gần hơn 3,4 triệu xe mới. Còn ở Châu Âu, con số đăng ký xe mới được ghi nhận là hơn 15,8 triệu xe.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và dịch Covid-19

Một trong những lĩnh vực lớn nhất bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại là ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ. Năm 2019, Trung Quốc đã tăng thuế đối với ô tô do Hoa Kỳ sản xuất vào nước này từ 15% đến 40% để trả đũa thuế quan của Hoa Kỳ. Trong khi người tiêu dùng Trung Quốc chủ yếu mua xe sản xuất tại địa phương, các nhà sản xuất ô tô của Mỹ, như Tesla Inc. chịu nhiều căng thẳng thương mại. Không lâu sau đó, Trung Quốc đã đình chỉ mức thuế 25% đối với xe và phụ tùng ô tô của Hoa Kỳ như một cử chỉ thiện chí.

Tuy nhiên, nếu căng thẳng bùng phát trở lại, giới quan sát dự đoán Trung Quốc sẽ tấn công ngành ô tô bằng một đợt thuế quan khác. Trung Quốc từ lâu giữ vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu, điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất Hoa Kỳ chi nhiều hơn cho các bộ phận từ Trung Quốc khi họ bị đánh thuế ở mức cao hơn.

Đại dịch Covid-19 là đòn đánh mạnh thứ hai sau thương chiến vào thị trường ô tô. Hàng loạt cơ sở sản xuất phải đóng cửa, tình trạng cách ly kéo dài khiến khả năng sản xuất bị gián đoạn nghiệm trọng càng thúc đẩy xu hướng rời khỏi Trung Quốc của các công ty sản xất ô tô.

Kito, nhà sản xuất đèn pha và đèn đuôi xe cho Toyota, Nissan và các hãng xe lớn khác cũng cho biết sẽ chuyển nơi sản xuất đi một số nơi khác. Kasai Kogyo, công ty cung cấp nội thất, phụ kiện cho cửa ô tô Honda cũng đang xem xét khả năng chuyển công suất ở nhà máy Vũ Hán sang các nhà máy đặt ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam nổi lên như một nơi lý tưởng để các nhà sản xuất ô tô chọn lựa vì vị trí địa lý gần Trung Quốc, giá nhân công cạnh tranh. Các ưu điểm này sẽ giúp các công ty trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong thời gian tới.

Back To ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh 3 lý do Việt Nam trở thành điểm đến cho ngành công nghiệp ô tô