[5 min read]
Giống như nhiều quốc gia khác, ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng của COVID-19 và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, những nguyên nhân trên được mong đợi chỉ gây ra gián đoạn tạm thời khi tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực, đây sẽ là động lực lớn thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng trở lại đà tăng trưởng.
Tiềm năng tăng trưởng ngành xây dựng ở Việt Nam
Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2019, Hà Nội hiện có khoảng 8 triệu dân với mức diện tích nhà ở trung bình là 26,1 m2/người. Trong khi đó, số dân tại TP.HCM là gần 9 triệu dân với diện tích nhà ở trung bình là 19,4 m2/người. Tổng diện tích nhà ở cần thêm mỗi năm tại Hà Nội vào khoảng 4,7 triệu m2, tại TP.HCM là khoảng 4 triệu m2.
Tổng diện tích nhà ở cần thêm mỗi năm tại Hà Nội vào khoảng 4,7 triệu m2, tại TP.HCM là khoảng 4 triệu m2.
Không chỉ hai thành phố lớn, các tỉnh lận cận cũng đón làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp bất động sản lớn vì tình trạng khan hiếm dự án mở bán trong năm 2019. Báo cáo bất động sản 2019 và xu hướng 2020 của Công ty DKRA cho biết thị trường BĐS tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An… vẫn đang có nhiều cơ hội tăng giá.
Mặc dù vậy, theo báo cáo của bộ Xây Dựng trong năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 34,4%, trong khi con số bình quân của thế giới là 55%. Điều này cho thấy dư địa phát triển của ngành vật liệu xây dựng và xây dựng ở Việt Nam còn rất lớn.
Bên cạnh đó, 2019 cũng là năm chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của xây dựng công nghiệp, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và logistics do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 26,4 tỷ USD tính đến tháng 11 năm 2020. Số vốn này bao gồm vốn đăng ký mới, vốn bổ sung cho các dự án hiện có và vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ hội ngành sản xuất cửa
Thống kê của EuroWindow, một trong những doanh nghiệp sản xuất và phân phối cửa lớn nhất Việt Nam, từ năm 2017 ước tính cửa nhựa chiếm 35% diện tích hệ thống cửa sử dụng trong các ngôi nhà.
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất cửa sổ và cửa ra vào vì hai lý do sau:
1. Việt Nam sỡ hữu thị trường xây dựng nội địa vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó các hiệp định thương mại tự do đã và đang ký kết sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam đi các thị trường khác.
2. Bên cạnh đó các hiệp định thương mại tự do đã và đang ký kết sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam đi các thị trường khác.
Vùng kinh tế nào tại Việt Nam thích hợp để các nhà sản xuất cửa đặt nhà máy? Theo kinh nghiệm của BW cũng như dựa vào việc phân vùng tình hình sản xuất hiện tại của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hai vị trí phù hợp nhất với các doanh nghiệp sản xuất cửa sổ, cửa ra vào là Long An và Đồng Nai.
Điểm chung của hai khu vực này là chi phí lao động thấp hơn so với các tỉnh Đông Nam Bộ khác.
Ngoài ra, cảng quốc tế Long An với quy mô 1.935 ha, công suất xử lý 15 triệu tấn/năm dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2023 là điểm nổi bật tiếp theo thu hút đầu tư xây dựng nhà máy tại khu vực này.
Ngoài ra, Long An và Đồng Nai là hai khu vực sở hữu vị trí chiến lược ngay cạnh TP.HCM, việc đặt sản xuất tại khu vực này sẽ tận dụng được lực lượng lao động trình độ kỹ thuật cao từ thành phố.